Hoa mào gà là gì? 16 bài thuốc trị bệnh từ hoa mào gà

Hoa mào gà từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y với tác dụng chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa và sinh dục tiết niệu như xuất huyết dạ dày, rong kinh và nhiễm trùng âm đạo. Hãy cùng tìm hiểu 16 bài thuốc trị bệnh từ hoa mào gà qua bài viết dưới đây nhé!

1Hoa mào gà là gì?

Cây hoa mào gà (hay cây mồng gà) là một loài thực vật có hoa thuộc họ dền (Amaranthaceae), có tên khoa học là Celosia argentea. Cây cho nhiều màu sắc hoa khác nhau nhưng hoa mào gà trắng và đỏ là 2 loại phổ biến nhất ở nước ta.

Hoa mào gà trắng có nguồn gốc từ Đông Ấn Độ, hiện nay cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta hoặc được trồng để làm cảnh hay làm thuốc chữa bệnh. Nhờ vào màu sắc và hình dáng bắt mắt nên hoa mào gà đỏ thường được ưa chuộng hơn trong việc dùng để trang trí cảnh quan, cây phát triển tốt ở điều kiện nhiều ánh sáng và khí hậu nóng ẩm.

Hoa mào gà là một vị thuốc quý được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh như chảy máu mũi, mề đay, đi cầu ra máu và rối loạn kinh nguyệt. Từ hạt, cụm hoa đến mầm non của hoa mào gà đều được sử dụng để làm thuốc trong y học cổ truyền.

Hoa mào gà trắng chứa một lượng chất béo dồi dào cùng một số hoạt chất kháng sinh và tiêu viêm. Trong khi đó cây hoa mào gà đỏ có chứa betanin và anthocyanin – những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. [1]

Hoa mào gà là loại dược liệu quý dùng để điều trị các bệnh như mề đay hay rối loạn kinh nguyệt

Hoa mào gà là loại dược liệu quý dùng để điều trị các bệnh như mề đay hay rối loạn kinh nguyệt

2Các tác dụng của hoa mào gà đối với sức khỏe

Cây hoa mào gà đỏ có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, cây hoa mào gà đỏ có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, trừ thấp, lương chỉ huyết giúp điều trị bệnh trĩ, rối loạn kinh nguyệt, khí hư hay nổi mề đay ngoài da.

Hoa mào gà đỏ có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu và trừ thấp

Hoa mào gà đỏ có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu và trừ thấp

Cây hoa mào gà trắng có tác dụng gì?

Cây hoa mào gà trắng có tác dụng điều trị các chứng bệnh như cao huyết áp, thổ huyết, kiết lỵ, chảy máu cam, tiểu buốt, bế kinh nhờ vào đặc tính chống viêm, cầm máu, khử phong nhiệt, thoái ế và thanh can minh mục.

Cây hoa mào gà trắng có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp và kiết lỵ

Cây hoa mào gà trắng có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp và kiết lỵ

3Liều dùng của cây hoa mào gà

Hoa mào gà trắng có thể dùng để sắc uống, làm hoàn hay nấu nước rửa ngoài da. Mỗi ngày dùng với liều lượng khoảng 4-12 g hoa, 10-15 g hạt hoặc 30-60 g toàn cây.

Hoa mào gà đỏ sử dụng liều lượng 10-15 g mỗi ngày dưới dạng sắc nước uống. [1]

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và bộ phận dùng mà liều lượng của cây hoa mào gà là khác nhau

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và bộ phận dùng mà liều lượng của cây hoa mào gà là khác nhau

4Một số bài thuốc có sử dụng hoa mào gà

Lưu ý rằng trước khi sử dụng cây hoa mào gà với mục đích chữa bệnh bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ y học cổ truyền. Đồng thời, tìm hiểu về cách sử dụng các bài thuốc và liều lượng cụ thể để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Bài thuốc chữa bệnh mề đay

Chuẩn bị 15 g hoa mào gà trắng, 8 g quả thương nhĩ tử và 10 trái hồng táo. Sao vàng thương nhĩ tử, loại bỏ gai. Đem tất cả đi sắc thuốc uống ngày 1 thang. Kết hợp với nước nấu từ mầm non của cây hoa mào gà đỏ để rửa ngoài vùng bị tổn thương.

Kết hợp hoa mào gà trắng cùng với quả thương nhĩ tử và trái hồng táo giúp chữa mề đay hiệu quả

Kết hợp hoa mào gà trắng cùng với quả thương nhĩ tử và trái hồng táo giúp chữa mề đay hiệu quả

Bài thuốc trị thổ huyết

Bài 1: Sao 6 g hoa mào gà trắng cùng với giấm rồi giã nhỏ. Uống ngày 2 lần chung với nước ấm hoặc chút rượu.
Bài 2: Dùng cả cây hoa mào gà trắng dưới dạng tươi hoặc khô, sắc thuốc uống.

Bài 3: Nấu 15-24 g hoa mào gà trắng tươi (hay 6-15 g hoa mào gà trắng khô) chung với phổi lợn trong 60 phút. Chia thành 3 lần dùng trong ngày. Uống nước và ăn cả cái.

Bài thuốc từ hoa mào gà trắng có tác dụng điều trị bệnh thổ huyết

Bài thuốc từ hoa mào gà trắng có tác dụng điều trị bệnh thổ huyết

Bài thuốc trị bệnh nhiễm trùng âm đạo

Dùng 60 g hạt mào gà đỏ và 15 g cây giần sàng để nấu nước rửa vùng kín mỗi ngày 2 lần. Tuyệt đối không sử dụng bài thuốc này cho phụ nữ mang thai.

Dùng nước chứa hạt mào gà đỏ và cây giần sàng rửa vùng kín giúp tránh nhiễm khuẩn âm đạo

Dùng nước chứa hạt mào gà đỏ và cây giần sàng rửa vùng kín giúp tránh nhiễm khuẩn âm đạo

Bài thuốc trị khạc ra máu

Bài 1: Sử dụng 30 g mỗi vị gồm hoa mào gà trắng, bá tử nhân, bạch hoa thảo để sắc thuốc uống, sử dụng 1 thang trong ngày.

Bài 2: Sắc 24 g hoa mào gà tươi với 30 g rễ cây cỏ tranh, dùng 1 thang thuốc một ngày.

Bài 3: Hầm 15-24 g hoa mào gà trắng cùng phổi lợn cho nhừ rồi chia làm 3 phần ăn trong ngày.

Bài thuốc trị bệnh lòi dom chảy máu

Bài 1: Dùng một lượng hoa mào gà trắng và hồi thảo bằng nhau. Phơi khô, nghiền thành bột mịn rồi vo viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống khoảng 70 viên chung với nước cơm khi bụng đói.

Bài 2: Kết hợp 30 g mào gà trắng với hồ vương sứ giả và tông lư thán mỗi vị 30 g, tán thành bột. Mỗi lần dùng pha 6 g bột với nước cơm để uống.

Bài thuốc chữa chứng tỵ nục

Bài 1: Chuẩn bị mỗi vị 30 g hoa mào gà trắng, bá tử nhân, cỏ nhọ nồi. Sắc lấy nước đặc, gạn uống mỗi ngày 1 thang.

Bài 2: Sắc 30 g toàn cây mào gà trắng với 500 ml nước đến khi còn 200 ml thì gạn lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.

Bài 3: Sắc 30 g hoa mào gà trắng và 60 g rong biển, uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi hết bệnh.

Bài 4: Hầm 9 g bông mào gà cùng với 250g thịt lợn đến nhừ rồi chia ra ăn 3-4 lần trong ngày.

Hầm hoa mào gà cùng thịt lợn ăn có thể chữa chứng tỵ nục

Hầm hoa mào gà cùng thịt lợn ăn có thể chữa chứng tỵ nục

Bài thuốc chữa huyết lâm

Sắc 15 g hoa mào gà trắng lấy nước, uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều cho đến khi khỏi bệnh.

Dùng nước thuốc sắc từ hoa mào gà trắng giúp chữa bệnh huyết lâm

Dùng nước thuốc sắc từ hoa mào gà trắng giúp chữa bệnh huyết lâm

Bài thuốc chữa ra nhiều khí hư

Bài 1: Chuẩn bị 15 g bông mào gà trắng và 6 g cây cỏ nến sao, sắc 1 thang uống hàng ngày.

Bài 2: Chuẩn bị 30 g mào gà hoa trắng và 1 con gà ác cỡ vừa. Gà sau khi làm sạch lông, bỏ phủ tạng, nhét dược liệu vào bụng gà rồi đem hầm chín để ăn.

Bài 3: Lấy 21 g hoa mào gà trắng, 15 g thích lê tử và 10 quả ngân hạnh bỏ hạt sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Kết hợp hoa mào gà trắng, đại kế căn, long nha thảo mỗi vị 9 g, sắc thuốc uống.

Bài 5: Chuẩn bị mỗi vị 9 g gồm tiên hạc thảo, ô rô cạn và hoa mào gà trắng. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài 6: Lấy 9 g hoa mào gà trắng phơi khô, tán thành bột mịn. Uống vào mỗi buổi sáng trước khi ăn giúp trị ra nhiều huyết trắng.

Bài 7: Dùng bạch truật, bạch linh mỗi vị 9 g với 30 g hoa xa tiền tươi, 15 g bông mào gà trắng và 2 quả trứng gà ta. Dùng tất cả dược liệu gộp thành 1 thang, sắc thuốc uống.

Bài 8: Mào gà hoa trắng 15 g và mặc ngư cốt 9 g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa đi cầu ra máu

Bài 1: Dùng bông mào gà trắng cho vào chảo nóng sao tồn tính, tán bột. Sử dụng 2-3 lần một ngày, mỗi lần uống 6-9 g.

Bài 2: Tiến hành sao đen 30 g hoa mào gà trắng và 30 g cây ngải cứu, trộn chung với nhau rồi sắc thuốc uống.

Sử dụng bài thuốc từ cây hoa mào gà trắng có thể cải thiện tình trạng đi cầu ra máu

Sử dụng bài thuốc từ cây hoa mào gà trắng có thể cải thiện tình trạng đi cầu ra máu

Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Bài 1: Dùng cả hoa mào gà trắng và đỏ mỗi vị 9 g, sắc lấy nước đặc uống.

Bài 2: Hầm hỗn hợp gồm 15 g bông mào gà trắng, 12 g long nhãn hoa, 9 g sung úy và 100 g thịt lợn nạc. Chia làm 2 phần ăn trong ngày. Trường hợp bị kinh nguyệt không đều có kèm theo khí hư thì thêm 9 g vỏ trắng rễ bạch lạp vào thang thuốc.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều có thể sử dụng bài thuốc hoa mào gà trắng để chữa trị

Phụ nữ kinh nguyệt không đều có thể sử dụng bài thuốc hoa mào gà trắng để chữa trị

Bài thuốc chữa bệnh cườm nước

Dùng mào gà hoa trắng, mẫu kinh căn và rễ cây ngải cứu mỗi vị 15 g. Sắc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang. Đây là phương pháp truyền thống đã được sử dụng từ lâu để hỗ trợ sức khỏe.

Kết hợp hoa mào gà trắng cùng mẫu kinh căn và rễ ngải cứu giúp chữa bệnh cườm nước hữu hiệu

Kết hợp hoa mào gà trắng cùng mẫu kinh căn và rễ ngải cứu giúp chữa bệnh cườm nước hữu hiệu

Bài thuốc trị bệnh di tinh, xuất tinh sớm ở nam giới

Chuẩn bị 30 g hoa mào gà trắng, 15 g mỗi vị gồm kim ti thảo và đường quân tử, tiến hành sắc hỗn hợp này để uống.

Bài thuốc từ hoa mào gà trắng có tác dụng điều trị di tinh và xuất tinh sớm ở nam giới

Bài thuốc từ hoa mào gà trắng có tác dụng điều trị di tinh và xuất tinh sớm ở nam giới

Bài thuốc chữa xuất huyết ruột, xuất huyết dạ dày

Giã nhỏ 10 g hoa mào gà đỏ khô (tương đương 25-30 g hoa mào gà đỏ tươi), mỗi lần uống 1-2 g, dùng 3-4 lần một ngày giúp điều trị xuất huyết dạ dày hiệu quả.

Bài thuốc từ hoa mào gà đỏ giúp hỗ trợ điều trị xuất huyết ruột và dạ dày

Bài thuốc từ hoa mào gà đỏ giúp hỗ trợ điều trị xuất huyết ruột và dạ dày

Bài thuốc trị sa trực tràng, bệnh trĩ, đi ngoài ra máu

Sắc 15 g hạt và hoa mào gà đỏ với 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát rồi gạn chia ra uống 3 lần một ngày hoặc có thể tán thuốc với số lượng lớn làm hoàn uống lâu dài.

Bài thuốc trị bệnh đau mắt, viêm kết mạc trong giai đoạn cấp tính

Sắc hỗn hợp hạt hoa mào gà trắng với đỗ phụ, long đởm mỗi loại 9 g, 15 g địa hoàng thán và 12 g hoa cúc trắng lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Uống mỗi ngày 1 thang từ bài thuốc có chứa hoa mào gà trắng giúp chữa đau mắt hiệu quả

Uống mỗi ngày 1 thang từ bài thuốc có chứa hoa mào gà trắng giúp chữa đau mắt hiệu quả

Bài thuốc chữa rong kinh, máu ra nhiều trong kỳ hành kinh

Bài 1: Lấy hoa mào gà trắng đem sấy khô, tán thành bột. Mỗi ngày 2 lần lấy 6 g bột pha chung với một ít rượu trắng hoặc nước ấm uống khi bụng đói.

Bài 2: Dùng 30 g hoa mào gà đỏ sắc với rượu để uống giúp chữa rong kinh hiệu quả.

Bài 3: Nấu canh thịt nạc lợn với 25 g bông mào gà đỏ, dùng trước ngày hành kinh khoảng 3 ngày. [1]

Canh hoa mào gà đỏ với thịt lợn ăn trước 3 ngày hành kinh sẽ cải thiện tình trạng rong kinh và ra nhiều máu

Canh hoa mào gà đỏ với thịt lợn ăn trước 3 ngày hành kinh sẽ cải thiện tình trạng rong kinh và ra nhiều máu

5Lưu ý khi sử dụng cây hoa mào gà

  • Người bị béo phì, u cục không nên sử dụng cây hoa mào gà.
  • Người tiêu hóa kém, khó tiêu, tay chân lạnh không được dùng cây hoa mào gà trắng vì tính nê trệ của loại dược liệu này có thể làm trầm trọng thêm các trình trạng trên.
  • Bên cạnh dùng làm thuốc, cây hoa mào gà còn được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày giúp giải nhiệt vào những ngày nắng nóng, kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Người có hệ tiêu hóa kém không nên dùng các bài thuốc từ cây hoa mào gà

Người có hệ tiêu hóa kém không nên dùng các bài thuốc từ cây hoa mào gà

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về hoa mào gà cũng như các bài thuốc dân gian từ hoa mào gà giúp chữa bệnh hiệu quả. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

div[data-widget-id=”1706822″] { min-height: 300px; }