Ngày con gái lấy chồng Hàn Quốc, môi giới chỉ cho nhà gái đi đúng 15 người. Tôi không biết con rể tên gì chỉ nghe người phiên dịch nói là Chan Shan Hoo gì đó, làm nghề lái taxi. Được 1 tháng con gái gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, nghe tiếng con tôi đã ngờ ngợ. Vài ngày sau tôi nhận được tin chuẩn bị chuyển x-ac con về, lúc nhìn con đưa vào quan t-ài 1 vật rơi ra khỏi người con gái khiến cả nhà tôi qu-ay cu-ồng

Ngày con gái lấy chồng Hàn Quốc, môi giới chỉ cho nhà gái đi đúng 15 người. Tôi không biết con rể tên gì chỉ nghe người phiên dịch nói là Chan Shan Hoo gì đó, làm nghề lái taxi. Được 1 tháng con gái gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, nghe tiếng con tôi đã ngờ ngợ. Vài ngày sau tôi nhận được tin chuẩn bị chuyển x-ac con về, lúc nhìn con đưa vào quan t-ài 1 vật rơi ra khỏi người con gái khiến cả nhà tôi qu-ay cu-ồng

Tận thấy gia cảnh của Mai, nhiều người đã không cầm được nước mắt.

Bi kịch của cô gái nghèo hiếu thảo làm dâu xứ Hàn ảnh 1

Đám cưới Huỳnh Mai được tổ chức tập thể tại nhà hàng Thiên Thai (Ảnh tư liệu của gia đình).

Phận nghèo

Lần theo địa chỉ do Sở Tư pháp Kiên Giang cung cấp, tôi tìm về ấp Ngọc An, xã Ngọc Chúc (Giồng Riềng, Kiên Giang), nơi gia đình Huỳnh Mai sinh sống.

Đó là một vùng quê nghèo miền sông nước Nam Bộ, cách TP Rạch Giá chừng 50km về phía đông. Người thợ hớt tóc ven kênh chỉ tay nói:

“Cứ đi qua cầu, rẽ trái men theo bờ kinh chừng 300m, nhà nào mái tranh lụp xụp nhất là nhà của Huỳnh Mai”.

Khi tôi tới, một số bà con làng xóm đang kẻ đứng, người ngồi chia buồn cùng gia đình. Di ảnh của Huỳnh Mai nghi ngút khói đặt phía bên trái trong căn nhà lá lụp xụp, chật chội, xiêu vẹo.

Mẹ của Mai đang nằm tại bệnh viện Kiên Giang chờ ngày mổ ung bướu. Hai người em của Mai cũng đã phải bỏ học từ lớp 6 để đi làm thuê kiếm sống.

Bi kịch của cô gái nghèo hiếu thảo làm dâu xứ Hàn ảnh 2

Huỳnh Mai và chồng trong ngày cưới. Ảnh tư liệu do gia đình cung cấp

“Em đã cố gắng rất nhiều để trở thành một người vợ tốt, một người mẹ tốt, em mong muốn một gia đình đầm ấm. Em rất muốn nói chuyện nhiều với anh, em cũng như những người con gái khác rất muốn đối xử tốt với chồng. Nhưng sao anh lại không quan tâm tới em? Em mong muốn có một gia đình đầm ấm và trở thành một người vợ tốt đối với chồng, nhưng ước mơ thật giản dị đó của em đã không trở thành hiện thực…

Lúc còn ở VN, em làm rất vất vả nhưng vẫn không đủ tiền cho sinh hoạt và cũng không thể để dành được. Em sang bên này cũng mong muốn anh hiểu cho em”.

(Trích nội dung lá thư cuối cùng của Huỳnh Mai)

Cha của Huỳnh Mai – anh Huỳnh Văn Sáu (SN 1965), gương mặt bơ phờ, chưa hết hoang mang. Anh không hiểu vì sao con mình lại bị sát hại dã man, kinh hoàng như thế.

Anh Sáu kể: “Vợ chồng tôi sinh được 3 người con, 2 gái, 1 trai. Huỳnh Mai là con gái đầu lòng, sinh năm 1987. Gia đình nghèo, không có nhà cửa, ruộng đất, mấy chục năm vợ chồng lấy nhau là mấy mươi năm đi làm thuê. Ngôi nhà lá này cũng ở nhờ của người khác…”.

Nhà nghèo, Huỳnh Mai phải bỏ học từ năm lớp 7, và cũng từ đó Mai phải đi làm thuê, làm mướn cùng cha mẹ.

Năm 15 tuổi, Mai đi làm cho một Cty thủy sản ở Cà Mau, được một thời gian lại về làm công nhân cho một xưởng chế biến gỗ ở Bình Dương. Ngày 23/12/2006, nhờ mai mối, Huỳnh Mai lấy chồng người Hàn Quốc, đám cưới tổ chức tại nhà hàng Thiên Thai.

Day dứt của người cha

“Đám cưới của con Mai chung với 2 cô gái Việt khác nữa cũng lấy người Hàn Quốc. Tôi cũng không biết con rể tên gì, chỉ nghe người phiên dịch nói là Chan Shan Hoo gì đó, làm nghề lái taxi. Ngày cưới phía môi giới chỉ cho phép nhà gái đi dự 15 người.

Lúc tổ chức lễ cưới chú rể đưa 1 phong bì. Tan tiệc phía môi giới gọi chúng tôi lại yêu cầu đưa phong bì cho xem, có 400 USD và họ lấy 200 USD, nói là tiền lệ phí gì đó.

Bi kịch của cô gái nghèo hiếu thảo làm dâu xứ Hàn ảnh 3

Cha và người em út của Huỳnh Mai bên mái tranh nghèo . Ảnh : Hồng Lĩnh

Phía nhà gái chúng tôi cũng tổ chức đám cưới mừng cháu nhưng không có chú rể. Nó chỉ về nhà tôi một ngày đó, sau đó về Kiên Giang phỏng vấn. Mấy trăm đô nó đưa cũng chỉ đủ tiền thuê xe đi lại” – Anh Sáu kể trong nước mắt.

Ngày 22/3/2007, Mai lên máy bay sang xứ người làm dâu. Anh Sáu đâu ngờ, đó cũng là ngày cuối cùng anh vĩnh biệt người con gái.

Anh Sáu cho biết: “Qua Hàn Quốc cứ 3 – 4 ngày con gái tôi lại điện thoại về nhà, nó hỏi thăm sức khỏe mọi người, cuộc sống gia đình nhưng tuyệt nhiên không than phiền về hoàn cảnh, đời sống riêng tư của nó.

Khoảng giữa cuối tháng 6/2007 thì không thấy con tôi điện về nữa, tôi chẳng biết chuyện gì.

<!–

–>

Related Posts