( Viết về điều nhạy cảm của tuổi già. Xin các cụ thứ lỗi vì mình vạch áo ông bà già cho mọi người xem lưng)
Đến nay, sau suýt soát 40 năm chung sống, vợ chồng tôi vẫn ngủ chung, dù nhiều lần bát xô, đũa gãy. Lúc vui vẻ thì úp thìa. Khi giận dỗi thì quay mông vào nhau.
Trong buổi gặp mặt kỷ niệm 50 năm chia tay tuổi học trò. Ở bàn nhậu, khi đã bung biêng, các ông, các bà thi nhau trò chuyện, hát, cười, đọc thơ, thậm chí khóc. Khóc vô tư, khóc ngon lành như trẻ thơ. Trong tiếng cười và giọt nước mắt ấy, tôi hiểu ra nhiều truyện của tuổi già.
Tuổi già theo quy định của nhà nước: Nam 60 tuổi, Nữ 55 tuổi được về hưu, được vào hội” Người cao tuổi”.
Khi hỏi:
– Ông ngủ chung hay ngủ riêng với vợ? Có ông nói:
– Riêng lâu rồi? Tôi hỏi:
– Sao thế? Ông bảo:
– Bà ấy chê mình hôi, toàn mùi rượu.
Ông khác thì bảo:
– Các bà như gà. Lên giường sớm. Chẳng chịu xem phim, vào mạng gì cả. Tôi đang xem bóng đá thì rít lên:
– Ông tắt ti vi cho tôi nhờ, đèn sáng chưng, loa ồn ào, ai mà ngủ được?
Hỏi bà bạn:
– Bà ngủ chung hay riêng với chồng? Bà bạn nói:
– Ngủ riêng trước khi nghỉ hưu rồi!
Tôi hỏi :
– Sao thế? Vợ chồng đầu gối tay ấp cơ mà?
Bà bạn bảo:
– Ông ấy hay đi nhậu, về ngủ thở ra toàn mùi rượu. Ngáy to như tàu hỏa: Ọc ọc ọc, thở phì… phì… phì! Có lúc hậc hậc như bị bóp cổ.
Tôi không thể nào nhắm mắt được!
Hỏi bà bạn khác thì bảo:
– Ông ấy hay thức đêm xem bóng đá, nửa đêm chui vào giường, chân lạnh như L… ma, làm mình thức luôn đến sáng.
Thế là các bà không cho các ông ngủ chung…
Ra vậy!
Khi còn trẻ, sau khi lấy vợ, chuyện chăn gối là lẽ đương nhiên. Có lẽ đó là cốt lõi của tình yêu.
Khi có con, sự đam mê, khát khao có giảm chút ít nhưng nó vẫn là mật ngọt của tình yêu.
Tuổi mặn mà, hết bỉm sửa. Nhu cầu chăn gối tăng vọt.
Khi đã xế chiều. Ham muốn giảm hẳn, nhất là người vợ. Nhu cầu này, kia mất hẳn.
Cánh đàn ông kháo nhau:
– Con lấy chồng, lấy vợ là ta mất con. Khi có cháu là ta mất vợ.
Mất vợ vì bà đến nhà con trông cháu. Hết con gái, đến con dâu sinh con. Chúng cần bà, mà bà thì thương con, thương cháu.
Ông bỗng bơ vơ trong căn nhà của mình.
Thi thoảng bà về, hớt hơ hớt hải. Cắt luống rau sạch, bắt con gà nuôi bằng ngô bằng thóc. Nhặt mươi quả trứng gà ta. Tất tưởi lên với con, với cháu.
Bà quên hoặc cho rằng ông còn khỏe, còn tự chăm sóc được. Ở trên phố, thằng Sóc, cháu nội ông bà chưa đầy năm, ốm đau liên tục. Cái Gạo chị nó không quen đi nhà trẻ nên cũng ốm lên ốm xuống.
Bà thương, thương cháu lắm!
Trở lại chủ đề ” Ngủ chung hay ngủ riêng” được biết:
– Tỷ lệ ngủ riêng hiện nay lên tới 70 – 80%.
Ngày xưa đói nghèo, mỗi gia đình chỉ một phòng 16 – 24 m2. Vợ chồng chỉ có 1 giường ngủ. Khi có con vẫn ngủ chung. Khi con còn bé, con nằm giữa. Khi con lớn một chút, cho con nằm ngoài, mẹ nằm giữa. Nhiều lần tay con và tay bố gặp nhau ở ti mẹ. Bố bảo:
– Ti của bố chứ! Con bảo:
– Ti của con chứ!
Vui đáo để.
Nay cuộc sống khá giả nhà nào cũng 3 tầng, 4 tầng, nhiều phòng. Công việc của
Nay cuộc sống khá giả nhà nào cũng 3 tầng, 4 tầng, nhiều phòng. Công việc của vợ, chồng ở cơ quan rất áp lực. Thời đại 4.0 Ti vi, Smaphon, chiếm hết cả tình cảm của mọi người trong gia đình. Sự quan tâm, âu yếm lẫn nhau giảm hẳn. Bà ngủ phòng bà, ông ngủ phòng ông.
Thế đấy! Chẳng trách ai.
Một ông bạn già khác có cách:
– Ngủ riêng như ngủ chung, ngủ chung mà vẫn riêng. Ông mua hai cái giường 1,2 m, kê song song hai bên trong phòng, y như khách sạn. Hai cái đèn bàn đặt lên kệ ở đầu giường. Giữa hai giường có cái ghiđo. Nếu ông xem bóng đá thì ông kéo cái ghido, ấn tai nghe vào tai. Bà cứ ngủ, ông cứ xem.
Đến thăm Ông, tôi chỉ hai cái giường, Bà phân bua:
– Tuổi già, đau bụng, gặp gió, tai biến, đột quỵ v v, vợ chồng cùng phòng còn đỡ đần, cứu giúp nhau.
Thật là sáng kiến!
Tháng lương này, tôi sẽ mua 2 cái giường đơn 1,2 m, chấm dứt ngủ chung. Không hiểu bà nàng nhà tôi có đồng ý không, hay vẫn bện cái hơi người ngáy to, hôi hám?
Hà Nội, đêm 12 tháng 11 năm 2022
Tống Hồng Quân
- Đã đến mùng 8 tháng Giêng nhưng chuyện mấy hôm Tết vẫn á:m ản:h tôi. Từ rằm tháng Chạp, chồng tôi đã ướm hỏi vợ năm nay dự tính về quê ăn Tết ra sao, sắm sửa quà cáp hai bên những gì. Tôi vẫn ậm ừ mãi không trả lời anh, kiếm cớ công việc cơ quan bận quá, còn chưa tính toán được. Thực ra tôi rất sợ về quê chồng, không phải tôi trốn việc mà mẹ chồng bày vẽ quá nhiều thứ. Chẳng hạn mâm cơm cúng tất niên nhà tôi sẽ phải làm hai mâm, một dành cúng ban thần linh, thổ công thổ địa, một dành cúng gia tiên gồm 10 món. 14h ngày 30 Tết mới xong bữa, nam giới trong nhà say ngất ngây cả, em dâu phải bế con nhỏ, tôi lại rửa bát đũa, dọn nhà cửa đến gần 16h. 3 ngày Tết còn lại của tôi là đủ 9 bữa cúng, tính ra gồm 18 mâm cơm. Bữa nào cũng có gà luộc nguyên con/gà chặt, đủ rau, giò, nem, canh, măng miến các kiểu. Mẹ chồng tôi không cho dùng đồ làm sẵn, mâm cúng nào cũng phải làm mới các món, không được giản lược. Nhưng đó chưa phải là hết, khi nhà chồng tôi có tục lệ khá lạ, đến mức tôi không thể chấp nhận nổi… Đọc tiếp câu chuyện dưới bình luận
- ‘Mẹ ơi, mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn’: Mẹ trả lời tinh tế để con lớn lên thành người hiếu thảo
- Pin dự phòng điện thoại b;ốc chá;y ở sân bay Tân Sơn Nhất
- Bỏ VN 20 năm không dám về, ca sĩ hải ngoại còn làm 1 hành động này