Chồng đưa đúng 700k yêu cầu tôi làm 3 mâm cỗ tất niên mời họ hàng, tôi nghĩ ra 1 cách khiến anh ta muối mặt giữa bữa cỗ vì tội b/ủ/n x/ỉ/n của mình
Anh chồng đưa cho cô vợ 700.000 đồng và nói: “Làm một bữa cỗ tất niên đàng hoàng cho gia đình tôi. Đừng làm tôi xấu hổ!”.
Câu chuyện của chị Liễu Hạ, được đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH Trung Quốc) gây xôn xao.
Khi chồng tôi ném 200 nhân dân tệ (khoảng 700.000 đồng) nhàu nát lên quầy bếp và tự mãn bảo tôi “làm một bữa tối tất niên đàng hoàng” cho gia đình anh ấy, tôi biết mình có hai lựa chọn: tranh cãi rồi suy sụp vì sự xúc phạm của anh ấy hoặc lật ngược tình thế theo cách mà anh ấy sẽ không bao giờ quên. Đoán xem tôi đã chọn cái nào?
Hàng năm, chồng tôi Lâm Anh luôn khăng khăng bắt chúng tôi tổ chức bữa tối tất niên cho gia đình anh ấy, điều đó cơ bản là ổn, ngoại trừ phần anh ấy coi đó là một mệnh lệnh chứ không phải là nỗ lực chung. Sau nhiều năm chịu đựng, năm nay tôi quyết định sẽ cho chồng một bài học mà anh ấy sẽ không bao giờ quên.
Kế hoạch tất niên hoành tráng
Mọi chuyện bắt đầu vào tuần trước khi anh và tôi đang đứng trong bếp, tranh luận về kế hoạch cho bữa tối tất niên. Hay nói chính xác hơn là tôi đang cố gắng thảo luận về chúng trong khi anh đang lướt điện thoại. “Chúng ta sẽ phải lên thực đơn sớm”, tôi nói. “Gia đình anh thường rất kén ăn, chúng ta cần chuẩn bị một bữa tối chu đáo cho tất cả mọi người”.
Chồng tôi rời mắt khỏi điện thoại, sau đó thản nhiên rút ví ra, lấy ra những tờ tiền nhàu nát và ném lên quầy bếp. Tất cả có 200 nhân dân tệ (700.000 đồng). Anh ta vừa cười vừa nói: “Hãy nấu một bữa tất niên thật đàng hoàng. Đừng làm tôi xấu hổ trước mặt gia đình”.
Tôi rất bất ngờ trước hành động này, nên vội phản ứng: “Từng này tiền chắc chỉ đủ mua gà, làm sao làm được bữa tối cho 10 người?”.
Anh nhún vai, dựa vào tủ lạnh một cách thản nhiên. “Mẹ tôi LUÔN xoay xở được. Hãy tháo vát lên. Nếu em không muốn làm cứ nói thẳng ra. Gia đình tôi vốn chẳng trông mong gì nhiều vào một người con dâu… bất tài”.
Trong suy nghĩ của chồng tôi, mẹ anh ấy là một phụ nữ hoàn hảo, dường như có thể tạo ra những bữa tiệc xa hoa “từ hư không”. Tôi luôn bị đem ra so sánh với mẹ chồng để thấy được sự vụng về, vô dụng của mình.
Tôi nắm chặt tay dưới quầy bếp, nhưng vẫn cố nhẫn nhịn, nở một nụ cười ngọt ngào và nói, “Đừng lo, anh yêu. Em sẽ làm được thôi”.
Trong vài ngày tiếp theo, tôi đóng vai một người vợ ngoan ngoãn, để chồng nghĩ rằng tôi đang cố gắng nghĩ cách thu xếp ổn thoả chỉ với 200 nhân dân tệ mà chồng đưa. Mỗi lần anh ấy vào bếp, tôi lại tình cờ nhắc đến việc cắt phiếu giảm giá hoặc lùng sục các đợt giảm giá. Anh ấy không biết rằng tôi đang lên kế hoạch cho một điều gì đó bất ngờ hơn nhiều.
Sử dụng số tiền dự trữ riêng trong nhiều năm, tôi quyết định tạo ra một bữa tối tất niên không giống bất cứ thứ gì gia đình anh ấy từng thấy. Nhưng mục đích không phải là gây ấn tượng với họ hàng của anh ấy. Mục đích là để cho chồng thấy rằng tôi không phải là người mà anh ấy có thể bỏ dễ dàng xúc phạm bằng những đồng tiền nhàu nát và sự so sánh hạ thấp.
Đến cuối tuần, tôi đã lên kế hoạch cho mọi thứ. Thực đơn đã được sắp xếp, đồ trang trí đang được chuyển đến và đội phục vụ mà tôi bí mật thuê đã sẵn sàng biến ngôi nhà của chúng tôi thành một “cung điện” ngày lễ. Chồng tôi không biết điều gì sắp xảy ra, và tôi không thể chờ để thấy khuôn mặt anh ấy khi anh ấy nhận ra tôi có thể “tháo vát” đến mức nào.
Ngày Tất niên đã đến, và cùng với đó là kế hoạch của tôi. Được trang hoàng rực rỡ với đèn, hoa và nhiều đồ trang trí đậm màu sắc lễ hội, ngôi nhà của chúng tôi trông thật khác với mọi ngày. Ngay cả chiếc bàn ăn cũng được sắp đặt thật cầu kỳ với bát đĩa mới tinh, sang trọng. Trong ngôi nhà thì tràn ngập không khí Tết với hương thơm từ các món ăn cầu kì, nóng hổi đang toả ra từ căn bếp.
Chồng tôi không hề tưởng tượng được tôi đã làm đến mức nào. Anh bước vào phòng ăn khi món cuối cùng được tôi mang lên bàn. Vẻ mặt của anh đã nói lên tất cả sự ngạc nhiên đó. “Tôi không nghĩ là cô có thể làm được. 200 nhân dân tệ thực sự là quá đủ, nhỉ?” – Chồng tôi rõ ràng là rất ấn tượng.
Chẳng mấy chốc, gia đình anh bắt đầu đến. Như thường lệ, em chồng là người đầu tiên bước qua cánh cửa, ăn mặc chỉn chu và nhìn khắp phòng với ánh mắt phê phán. Cô bước vào phòng ăn và chết lặng.
“Chị dâu” – cô ấy nói – “Cái này… trông có vẻ tốn kém lắm. Chị không tiêu quá tay chứ, đúng không?”.
Trước khi tôi kịp trả lời, chồng tôi đã ưỡn ngực và đáp, “Không đâu! Chị dâu em đang học cách để trở nên tháo vát. Giống như mẹ đã dạy chúng ta vậy”.
Trong khi em chồng và mẹ chồng tôi đều tỏ ra khá bối rối thì những người khác trong gia đình lần lượt vào phòng và khen ngợi vì sự đảm đang của tôi. “Thật kì lạ”, em trai của chồng tôi nói: “Tết năm nay gia đình anh chịu chi quá!”.
Bữa tối diễn ra suôn sẻ. Món nào cũng ngon, từ cá hấp xì dầu, gà nướng mật ong, súp bào ngư cho tới các món dimsum cầu kì…, và gia đình chồng không ngừng khen ngợi tôi.
Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả. Đến phần tráng miệng, tôi mang ra một chiếc bánh sô cô la ba lớp được trang trí bằng hoa quả tươi và cả những mảnh vàng ăn được, do tiệm bánh sang trọng nhất thành phố cung cấp. Tiếng reo mừng sung sướng tràn ngập căn phòng khi tôi đặt nó lên bàn.
Bài học không bao giờ quên
Khi mọi người với lấy đĩa bánh của mình, tôi đứng dậy, cầm ly rượu vang. “Trước khi ăn tráng miệng, con chỉ muốn nói rằng việc được tiếp đón tất cả gia đình tối nay có ý nghĩa như thế nào đối với vợ chồng con”, tôi bắt đầu, mỉm cười với những khuôn mặt tò mò xung quanh bàn.
“Và”, tôi nói tiếp “Con phải gửi lời cảm ơn đặc biệt đến chồng. Nếu không có sự đóng góp hào phóng của anh ấy là 200 nhân dân tệ, thì bữa tối tất niên này chắc chắn sẽ chẳng thể diễn ra”.
Cả căn phòng im lặng. Khuôn mặt của mẹ chồng tôi như đóng băng trong chốc lát. “Hai trăm nhân dân tệ?”, bà ấy lặp lại với vẻ thắc mắc không tin nổi.
“Ồ vâng”, tôi nói ngọt ngào, quay sang chồng mình. “Khi con hỏi về ngân sách cho bữa tối này, Lâm Anh đưa ra 200 tệ nhàu nát và bảo con’hãy tháo vát’. Vì vậy, con ghi nhớ điều đó”.
Khuôn mặt chồng tôi chuyển sang màu đỏ thẫm khi anh em anh cười khúc khích. Trong khi đó, cha anh lắc đầu và lẩm bẩm, “Không thể tin được”.
“Tất nhiên rồi”, tôi nói thêm, “bữa tối này tốn hơn 200 tệ một chút. Thực ra là khoảng 2.000 tệ (khoảng 7 triệu đồng). Con đã dùng tiền tiết kiệm cá nhân để đảm bảo mọi thứ hoàn hảo vì con không muốn gia đình mình phải thất vọng”.
Trong khi chồng tôi đang “há hốc” vì ngạc nhiên, thì mẹ chồng ném cho anh ta một cái nhìn thất vọng tột độ. Bà nhắc lại, dằn từng tiếng sắc nhọn: “200 tệ? Để cho tất cả chúng ta ăn? Điều này có đúng không, con trai? Con nghĩ chúng ta sẽ ăn gì với chỉ 200 tệ?”.
Chồng tôi ngượng ngùng, lắp bắp không thành câu. Còn mọi người trong gia đình anh thì ném về phía anh những ánh nhìn sắc như dao. Cô em gái lên tiếng: “Thật không ngờ anh lại bủn xỉn đến vậy. Nếu không muốn mời ai tới nhà, anh có thể nói thẳng. 200 tệ còn chẳng đủ để nấu một nồi súp”.
Sau sự bẽ bàng đó, gia đình chồng lục tục đứng lên ra về, không quên nói với con trai rằng anh thậm chí còn chẳng xứng đáng với vai trò anh cả trong nhà khi đối xử với cha mẹ và các em một cách quá chi li như vậy cho một bữa ăn sum họp. Chồng tôi chết lặng, trong khi tôi thì khá thoải mái với “thành công” nho nhỏ của mình.
Tuy phải bù thêm tiền riêng vào bữa tối tất niên, nhưng tôi đã khiến mọi người trong gia đình nhìn rõ “bộ mặt thật” của chồng và tự cảm thấy xấu hổ cũng như thất vọng vì cách mà họ được đối xử. Họ là những người thân thiết, ruột thịt của nhau, còn tôi, dẫu sao cũng chỉ là con dâu trong nhà. Đây có lẽ sẽ là bữa tất niên cuối cùng mà tôi phải chuẩn bị!
<!–
–>