Đưa vợ và anh chị lên bàn cân, quả là không biết chọn ai, thật tội nghiệp cho người chồng.
Mẹ vợ tôi là mẹ đơn thân và sinh được người con duy nhất là vợ tôi. Khi bà còn khỏe thì ở phòng trọ riêng, vợ chồng tôi thỉnh thoảng qua thăm nom. Lúc về già, bà không tự chăm sóc bản thân nên vợ tôi xin phép bố mẹ chồng được đưa bà về nhà phụng dưỡng.
Sau cưới, điều kiện kinh tế không có nên chúng tôi phải sống chung với bố mẹ. Ông bà là những người đạo đức thương người nên không phản đối chuyện vợ tôi đưa bà ngoại về nhà sống cùng.
Từ ngày có bà ngoại, bà nội vất vả hơn rất nhiều như phải dọn dẹp vệ sinh phòng và cơ thể giúp bà thông gia. Thế nhưng mẹ tôi không bao giờ kêu ca nửa câu, bởi bà cho rằng ai rồi cũng về già, rồi sau này con dâu cũng vất vả chăm sóc ông bà như thế.
Lòng tốt của mẹ đã được vợ tôi trân trọng và ghi nhớ nên những năm ông bà cuối đời, cô ấy một mình chăm sóc bố mẹ chồng mà không phàn nàn lời nào. Thế nên các anh chị tôi được yên ổn làm việc, gia đình đoàn kết vui vẻ.
Sau khi bố mẹ tôi mất cả thì các anh chị trở mặt. Anh cả không cho vợ tôi thờ bà ngoại trong ngôi nhà của bố mẹ tôi. Mọi người nói tôi mà còn tiếp tục thờ bà ngoại thì sẽ đòi quyền thừa kế ngôi nhà. Nhà của bố mẹ, sổ đỏ vẫn đang đứng tên ông bà, tôi chỉ được một phần trong đó.
Vợ tôi vẫn lì lợm bảo kệ các anh chị, lơ đi mà sống, ai cũng có nhà riêng, không ai dám hắt hủi gia đình 4 người chúng tôi ra đường để tranh chấp đất. Lúc đầu các anh chị làm căng nhưng rồi vợ chồng tôi không cãi nửa lời, cũng không chuyển di ảnh của bà ngoại ra khỏi nhà nên mọi người đành buông xuôi.
Hôm thứ 4 vừa rồi là giỗ bố tôi, chúng tôi làm 7 mâm cỗ, khách mời đến đông đủ nhưng gia đình các anh chị không ai có mặt. Tôi gọi điện thì chị gái nói giỗ ở nhà anh cả, khi nào chuyển ảnh bà ngoại ra khỏi nhà thì mọi người mới đến nhà tôi. Vậy là ngày giỗ bố không có các anh chị khiến bữa cơm chẳng vui vẻ gì.
Khi khách về, tôi quát ầm lên, yêu cầu vợ mang di ảnh của bà ngoại về thờ ở bên nhà thờ tổ họ ngoại của cô ấy để gia đình được yên ổn, tôi mệt mỏi lắm rồi. Vợ khóc và nói nhà ngoại không ai cho đặt di ảnh bà trong nhà của dòng họ. Tôi đưa ra vài phương án nữa nhưng vợ không đồng ý, vẫn muốn thờ bà ngoại tại nhà của bố mẹ tôi khiến tôi rất bực, chỉ muốn đuổi vợ đi.
Vì mẹ vợ mà anh em tôi gây lộn, từ mặt nhau làm tôi rất buồn phiền. Tôi không biết phải giải quyết chuyện gia đình thế nào nữa?
- Midu: “Mua càng nhiều nhà đất càng thấy mình vững chãi và tự do. Đâu cần lấy chồng làm gì, chỉ khổ thân mình.”
- Làng Nủ qua lời kể của Hoàng Hường, 1 chi tiết tâm linh khiến người nghe phải R–ÙNG M–ÌNH
- Là dâu trưởng không có tiếng nói nhưng việc gì cũng đến tay. Một năm nhà chồng 14 cái giỗ, thêm đoạn 3 ngày Tết đều phải làm cơm cúng các cụ khiến tôi cho/á/ng v/á/ng. Năm nay, tôi lấy hết can đảm đứng trước họ hàng nhà chồng, tuyên bố từ năm sau sẽ gộp 14 giỗ làm một, đồng thời cơm cúng ngày Tết làm đơn giản, gọn nhẹ. Vừa dứt lời, ông chú bên nội đ/ậ/p bàn qu/á/t lớn: “Loại dâu h/ỗ/n hào, người lớn còn đang sống sờ sờ mà dám quyết việc tày đình thế”. Tôi c/a/y mũi chạy vào đưa ra 1 tờ giấy cho xem, ai nhìn cũng ngượng nghịu rồi l/ủ.i về gần hết
- Thương cô gái c-â-m cùng làng nên tôi cưới về làm vợ. Ngày đưa em đến viện s-inh quý t-ử đầu lòng, vừa nhìn thấy mặt con trai, em liền thốt lên một câu khiến tôi r-ùng m-ình