Quy định từ nay 7 trường hợp này không được cấp sổ đỏ, hồ sơ gửi đi cũng bị trả về phải chú ý

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất thường được người dân gọi là sổ đỏ. Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã quy định các trường hợp không được cấp sổ đỏ.

Cụ thể bao gồm 7 trường hợp đất sau quy định tại Điều 151: 

+ Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích theo Điều 179 Luật Đất đai 2024.

+ Đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật Đất đai 2024, trừ trường hợp đất được giao sử dụng chung với đất được giao để quản lý thì được cấp sổ đỏ với phần diện tích đất sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đất nhận khoán, trừ trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất tại điểm a Khoản 2 Điều 181 của Luật Đất đai 2024.

Người dân cần chú ý những quy định về cấp sổ đỏ theo Luật mới

Người dân cần chú ý những quy định về cấp sổ đỏ theo Luật mới

+ Đất đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 3 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất nhưng không thực hiện.

+ Đất đang có tranh chấp, đang bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh.

6 trường hợp tài sản gắn liền với đất sẽ không được cấp sổ đỏ

+ Tài sản gắn liền với đất thuộc 1 trong 7 trường hợp không cấp sổ hoặc không đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai hiện hành.

+ Nhà ở hoặc công trình xây dựng được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng tạm thời bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính.

+ Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 3 năm kể từ thời điểm có các thông báo, quyết định này mà không thực hiện.

+ Nhà ở, công trình được xây dựng sau khi công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ:

– Các công trình hạ tầng kỹ thuật.

– Công trình di tích lịch sử – văn hóa đã xếp hạng.- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp sổ đỏ.

+ Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

+ Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 và Điều 149 của Luật Đất đai 2024.

Quy định về diện tích tối thiểu khi được cấp sổ đỏ

Không yêu cầu diện tích khi cấp sổ đỏ lần đầu

Luật Đất đai số 31 quy định rằng lần đầu cấp sổ đỏ không quy định diện tích nhưng phải đáp ứng điều kiện:

– Trường hợp 1: Cấp Giấy chứng nhận đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất. (Điều 137)

– Trường hợp 2: Cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ mà không vi phạm quy định về đất đai hoặc không thuộc trường hợp đất giao không đúng thẩm quyền (Điều 138)

– Trường hợp 3: Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền (Điều 140)

Trường hợp tách thửa hợp thửa thì diện tích tối thiếu là bao nhiêu?

Các trường hợp cấp sổ đỏ do tách thửa cũng cần phải tuân thủ các điều kiện của đất khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh.

Cụ thể, khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định về việc tách thửa, hợp thửa như sau:

– Các thửa đất sau khi tách bắt buộc phải đảm bảo được diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của UBND tỉnh. Như vậy quy định diện tích tối thiểu không đồng nhất ở các địa phương mà tùy theo tình hình thực tế từng địa phương và Tỉnh sẽ quy định.

Trong trường hợp đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời cùng với việc hợp thửa với thửa liền kề.

– Trường hợp đất đã chuyển mục đích sử dụng 01 phần thửa đất thì sau khi tách diện tích tối thiểu của thửa đất phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng.

Trường hợp thửa đất có sự kết hợp giữa đất ở và loại đất khác thì không bắt buộc phải tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách.

– Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án mà việc phân chia lại không đảm bảo được các điều kiện, diện tích và kích thước không đủ theo quy định của pháp luật thì không được tách thửa.

Như vậy có thể thấy, đối với tách thửa thì bắt buộc phải kèm theo yêu cầu về diện tích tùy theo loại đất và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng vẫn được cấp Sổ đỏ theo Điều 146 Luật Đất đai 2024.

Luật Đất đai số 31 có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2024 sớm hơn dự kiến 1/1/2025. Bởi thế người dân cần chú ý những quy định mới này để tránh làm sai.