Sáp nhập tỉnh: Có phải đổi biển số xe hay không? Biển số xe của 63 tỉnh thành hiện nay trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Sáp nhập tỉnh: Có phải đổi biển số xe hay không? Trường hợp nào phải đổi biển số xe theo quy định? Theo quy định của pháp luật thì biển số xe của 63 tỉnh thành hiện nay trước sáp nhập tỉnh như thế nào?

Sáp nhập tỉnh: Có phải đổi biển số xe không? Trường hợp nào phải đổi biển số xe?

Ngày 19/02/2025, Quốc hội ban hành Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định về xử lý vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 190/2025/QH15 có hướng dẫn như sau:

Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị quyết này quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, bao gồm: nguyên tắc xử lý; việc thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi chung là cơ quan), chức danh có thẩm quyền; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và việc xử lý một số vấn đề khác khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

2. Nghị quyết này được áp dụng đối với việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong các trường hợp thành lập, tổ chức lại (bao gồm việc sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan dưới các hình thức chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn), thay đổi tên gọi, thay đổi mô hình, cơ cấu tổ chức, giải thể cơ quan để thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Cùng với đó, căn cứ theo Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 có hướng dẫn như sau:

Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp

1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.

2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bên cạnh đó, tại Điều 18 Thông tư 79/2024/TT-BCA có hướng dẫn về những trường hợp đổi biển số xe như sau:

Theo đó, những trường hợp đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được pháp luật quy định, cụ thể sau đây:

(1) Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mờ, hỏng.

(2) Xe cải tạo; xe thay đổi màu sơn.

(3) Xe đã đăng ký, cấp biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen (xe hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô) và ngược lại.

(4) Thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, số định danh) hoặc chủ xe có nhu cầu đổi chứng nhận đăng ký xe theo địa chỉ mới.

(5) Chứng nhận đăng ký xe hết thời hạn sử dụng.

(6) Đổi chứng nhận đăng ký xe cũ, biển số xe cũ sang chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định tại Thông tư này; chủ xe có nhu cầu đổi biển ngắn sang biển dài hoặc ngược lại.

Theo đó, căn cứ những quy định hiện nay thì nếu biển số xe được cơ quan có thẩm quyền ban hành trước khi sáp nhập tỉnh thì vẫn tiếp tục sử dụng bình thường, nếu thuộc những trường hợp đổi lại biển số xe trên thì công dân phải thực hiện đổi biển số xe theo quy định.

Sáp nhập tỉnh: Có phải đổi biển số xe hay không? Biển số xe của 63 tỉnh thành hiện nay trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Sáp nhập tỉnh: Có phải đổi biển số xe hay không? Biển số xe của 63 tỉnh thành hiện nay trước sáp nhập tỉnh thế nào? (Hình từ Internet)

Biển số xe của 63 tỉnh thành hiện nay trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Hiện nay, cả nước có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh với 06 thành phố trực thuộc Trung ương và 57 tỉnh.

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục số 02 được ban hành kèm theo Thông tư 79/2024/TT-BCA có quy định về biển số xe của 63 tỉnh thành hiện nay, cụ thể như sau:

STT Tên địa phương Ký hiệu
1 Cao Bằng 11
2 Lạng Sơn 12
3 Quảng Ninh 14
4 Hải Phòng 15-16
5 Thái Bình 17
6 Nam Định 18
7 Phú Thọ 19
8 Thái Nguyên 20
9 Yên Bái 21
10 Tuyên Quang 22
11 Hà Giang 23
12 Lào Cai 24
13 Lai Châu 25
14 Sơn La 26
15 Điện Biển 27
16 Hoà Bình 28
17 Hà Nội Từ 29 đến

33 và 40

18 Hải Dương 34
19 Ninh Bình 35
20 Thanh Hoá 36
21 Nghệ An 37
22 Hà Tĩnh 38
23 Đà Nẵng 43
24 Đắk Lắk 47
25 Đắk Nông 48
26 Lâm Đồng 49
27 TP. Hồ Chí Minh 41;

từ 50 đến 59

28 Đồng Nai 39; 60
29 Bình Dương 61
30 Long An 62
31 Tiền Giang 63
32 Vĩnh Long 64
33 Cần Thơ 65
34 Đồng Tháp 66
35 An Giang 67
36 Kiên Giang 68
37 Cà Mau 69
38 Tây Ninh 70
39 Bến Tre 71
40 Bà Rịa – Vũng Tàu 72
41 Quảng Bình 73
42 Quảng Trị 74
43 Thừa Thiên Huế 75
44 Quảng Ngãi 76
45 Bình Định 77
46 Phú Yên 78
47 Khánh Hoà 79
48 Gia Lai 81
49 Kon Tum 82
50 Sóc Trăng 83
51 Trà Vinh 84
52 Ninh Thuận 85
53 Bình Thuận 86
54 Vĩnh Phúc 88
55 Hưng Yên 89
56 Hà Nam 90
57 Quảng Nam 92
58 Bình Phước 93
59 Bạc Liêu 94
60 Hậu Giang 95
61 Bắc Cạn 97
62 Bắc Giang 98
63 Bắc Ninh 99

Trên đây là biển số xe của 63 tỉnh thành trước sáp nhập tỉnh.

Nội dung của đề án sáp nhập tỉnh hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về đề án sáp nhập tỉnh có nội dung, cụ thể:

(1) Phần thứ nhất: căn cứ pháp lý và sự cần thiết;

(2) Phần thứ hai: lịch sử hình thành và hiện trạng của các đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

– Phần này gồm lịch sử hình thành; vị trí địa lý; chức năng, vai trò đối với thành lập thành phố, thị xã, thị trấn; diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất; dân số và cơ cấu, thành phần dân cư (độ tuổi; dân số nội thành, nội thị; thành phần dân tộc; lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp); tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tại địa bàn; đánh giá chi tiết mức độ đạt được các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính quy định tại Nghị quyết này (nếu có);

(3) Phần thứ ba: phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

– Phần này gồm hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số (tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án) của đơn vị hành chính cấp tỉnh, và của các đơn vị hành chính có liên quan đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và địa giới hành chính; kết quả sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính các cấp;

(4) Phần thứ tư: đánh giá tác động và định hướng phát triển của đơn vị hành chính, sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính.

+ Phần này gồm đánh giá tác động về kinh tế – xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; định hướng phát triển; giải pháp về ngân sách, vốn đầu tư; phương án bố trí cán bộ, công chức và các giải pháp khác để tổ chức thực hiện định hướng phát triển của đơn vị hành chính;

(5) Phần thứ năm: kết luận và kiến nghị;

(6) Phụ lục kèm theo đề án gồm:

+ Biểu thống kê diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;

+ Biểu thống kê các chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu;

+ Bản đồ hiện trạng địa giới của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và bản đồ phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;

+ 01 phim tài liệu (từ 15 đến 20 phút) về vị trí, hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội và hạ tầng của khu vực đề nghị thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;

+ Biểu tổng hợp các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính; các biểu, bảng số liệu được cấp có thẩm quyền xác nhận làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính;

+ Hồ sơ đề án phân loại đô thị; hồ sơ công nhận đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường;

+ Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính (nếu có).